[ad_1]
Vì sao nên ăn nhiều hơn các thực phẩm bổ máu?
Nhiều người bị thiếu máu nên sức khỏe không đảm bảo đủ để làm việc tốt, vận động hoặc thay đổi các tư thế nhanh chóng rất dễ gặp nguy hiểm. Trường hợp thiếu máu nặng có thể bị hoa mắt, chóng mặt, choáng, thậm chí bị ngã do máu không cung cấp đủ đến các vùng khác nhau trên cơ thể.
7 loại thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng bổ sung lượng máu khuyết thiếu một cách an toàn, hiệu quả. Người có nhu cầu bổ máu nên ưu tiên chúng vào thực đơn mỗi ngày.
1. Nho tím khô
Nho là một loại trái cây bổ máu rất tốt. Sau khi được sấy khô, cứ 100g nho chứa tới 9,1 mg sắt. Trong quá trình phơi sấy, vỏ quả nho trải qua nhiệt độ phù hợp sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí là cao hơn thịt, gồm sắt, kẽm, mangan, protein, chất chống oxy hóa.
2. Nấm hương
Nấm hương được đông y gọi là ‘tứ đại sơn trân’ (4 món quý nhất trên mặt đất) hay còn gọi là ‘nữ hoàng thực vật’. Ăn một lượng nấm hương vừa đủ có thể hỗ trợ tốt cho việc tạo máu, bổ sung lượng máu thiếu, có tác dụng điều hòa khí huyết đối với người thường xuyên bị mất máu.
Ngoài ra, trong cuốn sách Đông dược ‘Bản thảo cương mục’ nổi tiếng của Trung Quốc còn ghi lại, nấm hương có tác dụng tốt cho đường ruột và dạ dày, tiêu đờm, điều hòa khí huyết.
3. Mía
Mía được xem là một món ăn được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi vị ngọt tự nhiên mà còn là một loại thực phẩm bổ sung các chất khác như sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan…
Trong đó hàm lượng sắt được đánh giá là cao nhất, lên đến 9 mg/1kg mía. Đây được xem là mức cao nhất trong các loại thực phẩm thân củ quả, vì thế mía được xem là món ăn có tác dụng bổ máu tốt trong nhóm thực vật
Tuy nhiên, đánh giá theo góc độ Đông y, mía có tính hàn lạnh, những người yếu bụng, bệnh dạ dày hay lá lách thì không nên ăn quá nhiều cùng lúc.
4. Táo tàu
Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, các axit amin khác nhau. Nghiên cứu Đông y cho thấy, táo tàu có tính ấm, khi ăn vào cơ thể có thể cải thiện quá trình tuần hoàn máu nhanh chóng.
Táo tàu chứa một số thành phần có thể làm tăng hàm lượng các tế bào hồng cầu trong máu, tủy xương từ đó tăng cường sắc tố hồng hào cho làn da. Có một cách hiệu quả là ăn táo tàu kết hợp với nhãn sẽ làm cho làn da trở nên mịn màng, bổ huyết dưỡng khí, làm đẹp da.
5. Nhãn
Nhãn chứa nhiều sắt, kali và các yếu tố vi lượng khác, có thể được cải thiện tình trạng thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy sự tái sinh của các hemoglobin trong máu, điều trị các chứng thiếu máu gây ra hiện tượng tim đạp nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, hay quên, nghẽn mạch.
Ngoài việc giàu chất sắt, nhãn còn chứa nhiều vitamin A, B, và glucose, sucrose… có tác dụng trong điều trị chứng hay quên, thiếu máu, tim đập nhanh, mất ngủ và suy nhược thần kinh. Nấu chè với nhãn, nhãn sấy khô cũng có thể có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tốt.
6. Hẹ
Hẹ tươi có vị cay, có thể lưu thông khí huyết, có lợi cho gan và thải độc nhanh chóng. Thường xuyên ăn hẹ có tác dụng bổ gan thận, khỏe cơ lưng, hỗ trợ xương khớp chắc chắn hơn.
Ăn hẹ thường xuyên có thể giúp bổ thận tráng dương, bổ khí, chính vị vậy, Đông y còn gọi hẹ là ‘khởi dương thảo’ (cỏ bổ dương).
Theo Health/99