[ad_1]
Khó thở, thở khò khè, ho, tức ngực… là những triệu chứng mà nếu như gặp phải chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng do bệnh hen suyễn gây ra. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Thậm chí, bác sĩ của bạn cũng có thể nhầm lẫn.
Các nhà khoa học Canada nghiên cứu trên 700 người được chẩn đoán mắc bệnh suyễn trong vòng 5 năm qua, họ tìm ra được, 1/3 trong số họ không hề bị suyễn. Nghiên cứu được đăng tải trên JAMA cho thấy, bạn có thể được điều trị một chứng bệnh mà mình không hề mắc phải chỉ vì nhầm lẫn giữa các triệu chứng.
Khó thở, thở khò khè, ho, tức ngực… là những triệu chứng mà nếu như gặp phải chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng do bệnh hen suyễn gây ra.
Tại sao chuyện này có thể xảy ra? Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Shawn Aaron, nhà khoa học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Ottawa, nghi ngờ rằng, các bác sĩ thường dựa vào triệu chứng để đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên, triệu chứng ‘hen suyễn’ lại có thể trùng lặp với triệu chứng do những chứng bệnh khác. Ông cho biết, bác sĩ nên tiến hành làm xét nghiệm mang tính khách quan là đo dung tích phổi để chẩn đoán chính xác, nhưng đáng tiếc là thủ tục này đôi khi lại bị bỏ qua.
Xét nghiệm này rất đơn giản – bạn thổi vào một cái ống và bác sĩ sẽ đo xem mức độ bạn thổi hơi ra nhanh đến chứng nào. Nhưng chỉ có một nửa số bệnh nhân trong nghiên cứu của Aaron được chỉ định làm xét nghiệm này.
Triệu chứng ‘hen suyễn’ lại có thể trùng lặp với triệu chứng do những chứng bệnh khác.
‘Chúng tôi nghĩ rằng, các bác sĩ đã đi đường tắt. Mặc dù chúng tôi không thể nói một cách chính xác bao nhiêu người đã bị chẩn đoán nhầm từ đầu so với bao nhiêu người mà bệnh tình thuyên giảm, chúng tôi vẫn cho rằng có một số lượng đáng kể bệnh nhân đã bị chẩn đoán nhầm ngay từ đầu’, ông nói.
Nếu bạn được thông báo rằng mình bị hen suyễn nhưng chưa làm xét nghiệm đo dung tích phổi, hãy gặp một chuyên gia về bệnh suyễn hoặc về miễn dịch học để làm xét nghiệm ngay từ bây giờ. Bác sĩ Aaron nhấn mạnh: ‘Bạn không nên để bác sĩ kê đơn insulin cho bạn nhằm điều trị tiểu đường mà không đo lượng đường trong máu. Nhiều bệnh nhân lại chấp nhận dùng máy hô hấp để trị bệnh suyễn mà không tiến hành xét nghiệm phù hợp để xác nhận bệnh’.
Nhiều bệnh nhân lại chấp nhận dùng máy hô hấp để trị bệnh suyễn mà không tiến hành xét nghiệm phù hợp để xác nhận bệnh.
Bác sĩ Aaron cũng khuyên rằng, nếu bệnh hen suyễn không thực sự là nguyên nhân khiến bạn ho và thở khò khè, đã đến lúc phải thực hiện vài việc kiểm tra và bạn hoàn toàn có thể mắc phải 1 trong số các chứng bệnh sau:
1. Viêm mũi dị ứng
Đây có thể là ‘ứng viên’ hàng đầu gây ra các triệu chứng gây nhầm lẫn với bệnh suyễn. Không có gì lạ thường khi viêm mũi dị ứng gây chảy nước mũi, từ đó, dẫn đến các cơn ho. Hãy gặp một chuyên gia về dị ứng để xem liệu bạn có thuốc theo kê đơn hay chỉ ra loại mua ở ngoài tiệm thuốc là ổn.
2. Ợ nóng
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến axit dạ dày dâng lên và tràn vào thực quản. Trong khi ợ nóng – là cảm giác nóng rát bên dưới xương ức của bạn – là thủ phạm thường gặp nhất, nó cũng có thể khiến bạn ho hoặc có cảm giác như bạn phải luôn hắng giọng. Và nếu bạn lúc nào cũng làm như vậy, nó có thể dẫn tới cac triệu chứng bệnh suyễn.
3. Tình trạng lo âu, căng thẳng
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hoảng loạn, bạn có thể thở nhanh hơn và sâu hơn, từ đó dẫn tới việc bạn có quá nhiều CO2 trong máu. Hậu quả là bạn có cảm giác như mình chưa lấy đủ oxy.
Một số người bị bệnh suyễn cũng gặp vấn đề về lo âu, căng thẳng (và chúng có thể làm nhau trầm trọng hơn). Nhưng cũng có khả năng bạn không hề bị bệnh suyễn. Đó là trường hợp một bệnh nhân mà bác sĩ Richard F. Lockey, chuyên gia miễn dịch học, hen suyễn và dị ứng không liên quan tới nghiên cứu trên xác nhận, mới chứng kiến gần đây. Bệnh nhân đó dùng rất nhiều thuốc trị bệnh suyễn. ‘Tôi yêu cầu anh ấy dừng tất cả các loại thuốc trị bệnh suyễn đang dùng và đưa anh ấy tới một chuyên gia tâm lý. Vị chuyên gia này xác nhận, anh ấy bị lo lắng và hoảng loạn mãn tính. Ở phòng khám của chúng tôi, trường hợp như vậy không hiếm’. Để giải quyết vấn đề, bạn cần đi gặp một chuyên gia về sức khỏe tâm thần để tìm hiểu bệnh của mình.
4. Tình trạng cơ thể yếu đi do bệnh mãn tính, nằm lâu, giảm vận động…
Nó có nghĩa là bạn thở hổn hển đơn giản vì bạn không có thể chất tốt, thường liên quan tới tình trạng thừa cân. Bác sĩ Lockey cho biết: ‘Mỗi tháng 1 gửi 1 bệnh nhân tới phòng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giúp họ giảm hơn 45kg’. Một khi cân nặng được giảm, bệnh suyễn cũng sẽ biến mất.
Cộng đồng khoa học thực sự rất hứng thú với chủ đề về sự liên quan giữa bệnh suyễn với thừa cân. Theo bác sĩ Laurel Stephenson, chuyên gia phổi tại Đại học Minnesota, bệnh suyễn thường đi đôi với béo phì. Nhưng có một số bằng chứng cho thấy, đôi khi, chỉ có cân nặng mới là vấn đề (bệnh suyễn, theo định nghĩa, được xác định là các cơn co thắt trong đường thở).
5. Bệnh phổi hoặc tim nghiêm trọng
Dù không thực sự có khả năng này nhưng một số lượng nhỏ những người tin rằng mình bị bệnh suyễn lại mắc bệnh liên quan tới tim mạch như nghẹt thở, khí quản bị tắc, xơ phổi, tăng áp động mạch phổi. Bạn cũng có thể bị bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) – mặc dù các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên đã cố gắng loại bỏ những người bị bệnh này ra khỏi phạm vi xem xét.
(Nguồn: Prevent)