[ad_1]
Mỗi địa điểm du lịch khác nhau sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm đối với sức khỏe bạn cần lưu ý để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Du lịch miền núi cẩn thận chấn thương và côn trùng đốt
Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu – Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương), cho biết trẻ nhỏ khi đi chơi tại các vùng núi do trơn trượt rất dễ bị ngã chảy máu, chấn thương. Khi có vết thương chảy máu hay xước da, bệnh nhân cần phải được nhanh chóng xử lý cầm máu. Nguyên tắc trước khi cầm máu phải làm sạch vết thương sau đó dùng băng gạc che kín.
Những vết thương có thể sơ cứu tại chỗ, nếu không được vệ sinh đúng cách có nguy cơ bị nhiễm trùng lâu khỏi và để lại sẹo xấu. Lưu ý, bạn nên chăm sóc vết thương ngoài da bằng nước muối sinh lý, không nê oxy www.buy-trusted-tablets.com già.
Đối những chấn thương nặng như gãy xương, chúng ta cần phải nhanh chóng cố định vết thương rồi đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để nhận được sơ cứu đúng cách.
Khi gia đình có kế hoạch đi chơi vùng núi cần phải chuẩn bị bông, băng, gạt, nước muối sinh lý để có thể sơ cứu khi người thân bị ngã do trơn trượt.
Khi gia đình có kế hoạch đi chơi vùng núi cần phải chuẩn bị bông, băng, gạt, nước muối sinh lý. Ảnh: Harpermacleod.
TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng (Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết vùng núi là nơi sinh sống của rất nhiều loại côn trùng, đặc biệt là muỗi. Hai loại muỗi gây bệnh cần phải chú ý tới đó là muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết hoạt động chủ yếu vào ban ngày (sáng sớm và hoàng hôn). Thứ hai là muỗi gây bệnh sốt rét, hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Người bị hai loại muỗi trên cắn sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh rất cao.
‘Khi chọn đi chơi tại các vùng núi, bạn cần tránh nhưng nơi đang lưu hành dịch bệnh. Cần phải mang theo kem đuổi muỗi, mặc áo dài tay và sáng màu khi đi chơi trong rừng’, TS Vũ Đức Chính nói.
Ngoài ra, các gia đình vui chơi tại khu vực rừng núi cần phải cảnh giác trước nguy cơ bị rắn tấn công. Tháng 4-11 là thời gian sinh sôi phát triển mạnh của rắn độc.
Du lịch biển: Nguy cơ đuối nước
Nếu xảy ra tình huống này, cha mẹ cần phải nhanh chóng tiếp cận, đưa trẻ lên bờ an toàn và thực hiện các thao tác sơ cứu như mở thông đường thở, đánh giá hơi thở, hà hơi, ép lồng ngực, để cứu sống trẻ và giảm biến chứng.
Bác sĩ Phạm Ngọc Toàn cho biết: ‘Trẻ khi bị rơi xuống nước rất dễ bị tổn thương não do thiếu oxy. Bệnh nhi có thể ngừng thở ngừng tim nếu không được nhanh chóng đưa lên bờ an toàn. Trong khoảng thời gian ở dưới nước trẻ có thể uống nước và các dị vật vào đường thở và tiêu hóa. Không được nhanh chóng cấp cứu trẻ rất dễ tử vong’.
Xử lý đuối nước đúng cách sẽ tận dụng được thời gian vàng cứu sống trẻ và giảm những biến chứng về sau.