Vì sao ngày Tết Đoan ngọ lại ăn bánh tro (bánh gio)?

[ad_1]

Vào dịp Tết Đoan ngọ, bánh Tro sẽ phát huy cao độ những tính năng này bởi ngày tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít…). Vì thế Tết Đoan ngọ cần có bánh tro.

Gọi là bánh Tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Gọi là bánh âm vì nó có đặc tính tư âm, bổ âm, do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali…).

Trong Đông y: Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư), những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ (đoan dương – chính dương) thường gây ôn dịch thương âm.

Bánh tro không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan ngọ mà còn cả thời gian sau đó. Do có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận… Bổ âm (tư âm, dưỡng âm) là tôn chỉ của một trường phái dưỡng sinh lớn có vị trí quan trọng trong Đông y, bởi vì cơ thể chúng ta “dương thường hữu dư, âm thường bất túc”.

Tuy nhiên ngày nay ít người mua hay làm bánh tro theo phong tục tập quán lâu đời mà dân ta đã đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế phòng chữa bệnh (4 mùa) trong thức ăn hằng ngày.

Tết Đoan ngọ giờ đây chỉ còn được hưởng ứng cho có lệ là mua rượu nếp ăn trong ngày này. Tập quán ăn bánh tro giờ đây càng cần được khôi phục để ta cân bằng với các loại bánh cao lương mỹ vị nhiều đường mỡ (dương thịnh) đang hằng ngày ngấm ngầm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì sao ngày Tết Đoan ngọ lại ăn bánh tro (bánh gio)? - ảnh 1

Bánh Tro có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận…

Dưới đây là một số cánh làm bánh tro

Gạo nếp loại thơm ngon, mẩy hạt (không được lẫn gạo tẻ). Ngâm vào nước tro một ngày một đêm (hoặc 3 ngày 3 đêm) lấy ra vo lại nước lã rồi để thật ráo nước mới được gói.

Nguyên liệu để tạo tro:

Phổ biến nhất là cây vừng (mè).

Vừng phối hợp với cây khác; phổ biến là vừng với rau dền gai, chùm gửi (trên cây lành như dâu, bưởi…).

Ngoài 3 thứ trên còn có nhiều công thức khác, như vỏ quả bưởi, cám nếp, cọng lúa (rạ).

Lá niệt, cành lá cây thị, quả dầu sở.

Cây vừng, dền, vỏ quả xoan, vỏ cây dâu, dọc chuối…

Lá gói bánh tro: Lá sậy, lá cây cơm nếp, lá dong non, lá tre to bản.

Để thử độ vôi dùng măng làm chỉ thị màu. Nếu nhúng măng vào nước tro mà vàng là được, nếu trắng thì thêm vôi, nếu vàng đậm quá thì thêm nước cho loãng bớt vôi. Nhiều vôi bánh sẽ có mùi vôi nồng, mất ngon thơm.

Cách gói và nấu bánh tro (trong Nữ công thắng lãm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác). Lấy cành lá cây rạ khoảng 5 phần, cây vừng khô 4 phần, lá tầm gửi 2 phần, vỏ quả xoan đâu (cây xoan trắng) 2 phần, vỏ quả bưởi 1 phần, lá thơm 2 phần. Các thứ ấy đốt ra lấy tro đem rây mịn. Đong một bát cho vào một bát nước ngâm.

Vì sao ngày Tết Đoan ngọ lại ăn bánh tro (bánh gio)? - ảnh 2

Cách gói bánh Tro

Cứ một cóng nước cho một bát vôi ngâm khoảng 15 ngày. Trước khi ngâm gạo 3 ngày lọc lấy một bát nước tro trong.

Lấy một bát gạo nếp cái nhặt sạch vo rồi để ráo. Rồi ngâm vào nước tro một đêm (5 trống canh). Lá dong non luộc chín để gói cho mềm.

Gói một đầu vắt lên đổ nước tro nếp vào gói lại, buộc dây. Nấu với một phần nước tro và 2 phần nước lã cho quánh. Nấu còn loãng chưa quánh lại lấy tro bỏ thêm cho quánh.

Các sách dạy làm bánh ngày nay đều có dạy cách làm bánh tro, ít nhiều khác nhau, nhưng nói chung đơn giản hơn. Chú ý quan tâm nhiều đến việc xử lý tro và vôi cho vừa.

Màu bánh: Nếu muốn bánh có màu đỏ thì lấy măng tre đập dập ngâm nước măng và măng để dưới nồi mà nấu.

Muốn bánh trắng thì không cho măng, hoặc lấy quả xoan đâu bóc bỏ vỏ, đốt ra tro và dùng nước mưa hứng giữa trời để ngâm nước tro và nấu bánh. Có công thức còn cho cây dền, dọc chuối.

Muốn bánh có màu hổ phách (vàng nâu) thì lấy măng vòi lót đáy nồi. Theo các sách mới hướng dẫn đơn giản hơn, thay đổi màu bánh tro chỉ cần thay đổi như sau: Lá sậy cho màu vàng nhạt.

Muốn nhạt hơn dùng lá non hơn. Muốn màu xanh lá cây gói bằng lá thơm nếp. Yêu cầu quan trọng là bánh phải trong suốt và ăn thơm mát.

Hình thức gói: Mỗi địa phương có cách gói hình thức khác nhau dài hoặc gù. Dài thì buộc đôi, gù thì buộc chùm như buồng cau.

Cách ăn: Nấu chín bánh để nguội bóc lá đặt vào đĩa tưới mật mía lên trên. Dùng thìa hoặc đũa xắn ăn. (Mật mía mát lành hơn. Mật ong, đường đỏ dùng khi không có mật mía).

Lương y Phó Thuần Hương

[ad_2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979 959 102
Zalo / Facebook
Facebook Messenger
Zalo 0979 959 102
More